Điều Gì Khiến Lãnh Đạo “Stress” và Cách Giải Quyết Chúng

Có thể bạn chưa biết, khi bạn chuẩn bị gặp cấp trên để báo cáo hay đề xuất một vấn đề nào đó mà bạn biết là xứng đáng, trong vài phút trước thời điểm quan trọng, lòng bàn tay bạn thường sẽ đẫm mồ hôi, lòng chộn rộn với nhiều cảm xúc, và bạn sẽ cảm thấy hưng phấn tột độ. Đây là loại căng thẳng bạn cần có để thúc đẩy việc thể hiện bản thân một cách tốt nhất.
Một bài thuyết trình phổ biến của giáo sư Kelly McGonigal tại Stanford cho rằng căng thẳng có tác dụng làm gia tăng khả năng sáng tạo, thể lực, hệ thống miễn dịch và kỹ năng giải quyết vấn đề của con người nếu chúng ta biết cách xử lý nó. Tuy nhiên thật không may, hầu hết mọi lãnh đạo lại đang phải trải qua những căng thẳng với cảm giác sợ hãi không biết nên tiếp tục cố gằng làm nhiều hơn hay ít hơn, chứ không phải cảm giác chờ đón những thử thách sắp tới.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng stress ở các cấp quản lý lãnh đạo?

Thậm chí trong nhiều trường hợp, nỗi sợ hãi đó chỉ là sự phóng đại của việc suy ngẫm về những trải nghiệm không mấy tích cực trong quá khứ, hoặc tưởng tượng ra những viễn cảnh không mấy tốt đẹp trong tương lai, khiến cho sự căng thẳng của các lãnh đạo càng trở nên tiêu cực hơn. Chúng ta không thể phủ nhận việc suy ngẫm về các sự kiện trong quá khứ, nhưng việc băn khoăn để tìm cách khắc phục chúng và suy nghĩ nhiều là nguyên nhân hàng đầu gây ra căng thẳng có hại cho sức khỏe. Do đó, để giảm bớt tình trạng căng thẳng, kiệt sức của lãnh đạo và giúp họ trở nên kiên cường hơn, đầu tiên các nhà lãnh đạo cần phải nhận ra họ đã dành bao nhiêu thời gian để suy ngẫm về những điều không mang lại kết quả hữu ích. Tiếp đó họ phải biến những năng lượng tiêu cực đó thành phản xạ để có thể thoát ra khỏi cái bóng đen tối của quá khứ và những lo lắng vô ích về tương lai, có như vậy, nhà lãnh đạo mới có thể đạt được thành công trong sự nghiệp của mình.

Sự căng thẳng có thể ảnh hưởng đến các lãnh đạo như thế nào?

Từ việc quản lý xung đột, ra quyết định cho đến phát triển con người, có một danh sách dài các vấn đề tại nơi làm việc cần đến sự can thiệp và cân nhắc của người lãnh đạo, đồng thời góp phần làm gia tăng sự sự căng thẳng cho họ. Căng thẳng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, một số tác dụng phụ của nó còn không thể hiện trong thời gian ngắn mà gây hại về lâu về dài.

Căng thẳng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, một số tác dụng phụ của nó còn không thể hiện trong thời gian ngắn mà gây hại về lâu về dài.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, có thể bạn đang suy ngẫm lại quá nhiều, và nó sẽ ảnh hưởng đến bạn theo 3 cách như sau:

  • Có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn bằng cách giải phóng 2 hormone: adrenaline và cortisol. Adrenaline có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn do máu được bơm nhanh hơn, tăng nguy cơ đau tim. Trong khi đó cortisol là một loại hormone steroid làm tăng huyết áp, ức chế hệ miễn dịch do quá trình sản xuất tế bào bạch cầu phải ngừng để sản xuất cortisol, khiến bạn dễ bị bệnh hơn.
  • Có thể ảnh hưởng đến thái độ của bạn. Những người thường xuyên suy ngẫm vì căng thẳng có xu hướng nói ra suy nghĩa của họ. Việc suy ngẫm bằng lời nói này không chỉ kéo dài những cảm xúc tiêu cực do họ tự thêm vào, mà còn ảnh hưởng đến thái độ và khả năng phục hồi của những người xung quanh.
  • Có thể ảnh hưởng đến năng suất của bạn. Thật khó để tập trung nếu bạn đang dành phần lớn thời gian để nghiền ngẫm những sai lầm hoặc điều mình làm chưa tốt trong quá khứ. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất của bạn, khiến bạn làm việc kém hiệu quả hơn.

6 chiến lược hiệu quả giúp các nhà lãnh đạo chống lại căng thẳng

Theo nghiên cứu, các nhà lãnh đạo thường có xu hướng chuyển sang theo đuổi cảm giác như một hình thức để quản lý căng thẳng. Những hoạt động theo đuổi này có thể là các hoạt động mang lại sự kích thích thể chất lành mạnh như chạy bộ, hay các hành vi mạo hiểm như đấm vào tường khi bực bội hoặc ăn thật nhiều.
Bởi vì các nhà lãnh đạo phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động theo đuổi giác quan này, nên điều quan trọng là phải tìm ra các hoạt động phù hợp, chẳng hạn như tập thể dục thể thao hoặc nghe nhạc. Điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể cho họ.

Các chiến lược hiệu quả giúp các nhà lãnh đạo chống lại căng thẳng

Ngoài ra thì 6 chiến lược hiệu quả sau đây cũng có thể giúp các nhà lãnh đạo chống lại các tác hại của căng thẳng, đó là:

1. Nhận biết các tín hiệu của sự căng thẳng

Học cách chú ý đến những phản ứng của cơ thể đối với sự căng thẳng. Điều gì gây ra cảm giác căng thẳng và phản ứng sinh lý của bạn là gì? Bạn có cảm thấy nhịp tim của mình tăng lên không? Bạn có nóng lên không? Bạn có nghiến chặt hàm không? Nhận ra việc cơ thể đang rơi vào trạng thái căng thẳng càng sớm, thì khả năng bạn có thể kiểm soát nó càng cao.

2. Kết hợp thể thao lành mạnh với một chế độ ăn uống thích hợp

Chọn các hoạt động theo đuổi cảm giác lành mạnh như tập thể dục, chơi thể thao để giảm lo lắng, cải thiện giấc ngủ và tăng cường khả năng miễn dịch của bản thân. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng. Tốt nhất bạn nên kết hợp từ từ, bắt đầu bằng việc thêm nhiều trái cây và rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày, đồng thời giảm lượng đường, chất béo và bổ sung các khoáng chất. Sau đó, hãy xây dựng thói quen tập thể dục 2 lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút.

3. Phân rõ ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân

Điều này rất quan trọng, bởi mang việc về nhà cũng có nghĩa là bạn đang mang theo cả sự căng thẳng về theo, khiến cho cuộc sống riêng tư của bạn cũng bị bao trùm bởi sự căng thẳng. Do đó, hãy chia sẻ khung giờ làm việc và các kênh giao tiếp yêu thích với đồng nghiệp cũng như nhân viên của bạn. Hãy kiểm soát lịch trình của mình nhiều nhất có thể để sống có chủ đích cả ở nơi làm việc và ở nhà.

4. Tìm một nhà khai vấn để giúp bạn đi đúng hướng

Một chuyên gia khai vấn có thể hỗ trợ và giúp bạn khám phá các cách để tăng cường năng lượng cũng như tối đa hóa thời gian của bạn. Cùng với chuyên gia khai vấn, bạn có thể xác định trách nhiệm nào là cần thiết và trách nhiệm nào không cần thiết, từ đó giúp bạn nhẹ gánh hơn, góp phần giảm căng thẳng của việc nghiền ngẫm những thứ không cần thiết.

5. Nắm bắt và thực hành nghệ thuật phục hồi

Từ lâu, các vận động viên đã hiểu rằng nỗ lực hết mình với 100% công suất, 100% thời gian sẽ dẫn đến kết quả không cao hoặc không đạt được thành tích lâu dài. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã dành đủ thời gian để thư giãn trong suốt một ngày làm việc. Hãy đứng dậy khỏi bàn làm việc, đi bộ ra xung quanh để tận hưởng ít không khí chẳng hạn. Tóm lại là hãy cho mình quãng thời gian nghỉ ngơi dù là ngắn ngủi nhiều lần trong một ngày, chắc chắn kết quả công việc của bạn sẽ tốt hơn nhiều.

6. Tập trung vào hiện tại

Cuối cùng, khi bạn cảm thấy mình đang rơi vào trạng thái suy ngẫm, hãy kết nối với 5 giác quan của mình để quay trở lại hiện tại.

Tăng cường sự tập trung và suy ngẫm: phương pháp hiệu quả để chống lại căng thẳng
Một trong những cách tốt nhất giúp các lãnh đạo chống lại căng thẳng đó là thực hành chánh niệm và dành thời gian để suy ngẫm nhằm tăng cường sự tập trung. Đôi khi, việc không có khả năng tập trung vào một nhu cầu hay nhiệm vụ cụ thể nào chính là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng. Với lượng thông tin lớn và đòi hỏi phải xử lý ngay lập tức đến từ mọi hướng, các nhà lãnh đạo sẽ rất dễ bị choáng ngợp và không biết nên bắt đầu từ đâu nếu không luyện được cho mình khả năng tập trung cao độ và suy ngẫm hiệu quả.

Có rất nhiều giám đốc điều hành lựa chọn cách bắt đầu mỗi ngày bằng một tách cà phê và đọc một đoạn ngắn trong một cuốn sách hay ho nào đó như một thói quen. Sau đó, họ sẽ xem xét danh sách một loạt các công việc cần xử lý trong một ngày, và tiến hành phân loại thứ tự ưu tiên giải quyết dựa theo tính chất của từng công việc trước khi thực sự bắt tay vào làm. Mặc dù không thể tránh khỏi việc các email dần tăng lên, các đầu việc tiếp tục được thêm vào trong suốt cả ngày làm việc khiến nguy cơ căng thẳng vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên vì họ đã tận hưởng “không gian trắng” (white space) cần thiết vào đầu ngày, nên việc tập trung và có trách nhiệm với công việc là điều không quá khó khăn, điều này thực sự giúp ích cho các lãnh đạo rất nhiều.

Ngoài ra, bạn còn có thể tập trung vào các ưu tiên của mình bằng cách thực hiện các hành vi:

  • Xác định và làm rõ những gì bạn mong đợi về nhiệm vụ của bạn.
  • Duy trì tiến độ dự án.
  • Hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn.

Mỗi hành vi trên đây đều giúp tạo ra một nhiệm vụ căng thẳng theo hướng tích cực cần thiết cho các lãnh đạo như chúng tôi đã đề cập đến ở đầu bài viết. Nó không chỉ làm giảm căng thẳng tiêu cực cho lãnh đạo ngay tại thời điểm này, thúc đẩy họ thể hiện bản thân một cách tốt nhất, mà còn giúp loại bỏ các căng thẳng tiêu cực trong tương lai.

Nguồn: Center for Creative Leadership

Chia sẻ


has been added to your cart.
Thanh toán