Tại sao người có EQ cao thường dễ thành công hơn?

Nếu bạn vô tình đọc được ở đâu đó rằng, chỉ số EQ thậm chí còn được đánh giá cao hơn IQ, và người có EQ cao thường thành công hơn nhờ khả năng được tuyển dụng, thăng chức nhiều hơn, đồng nghĩa với việc họ có thể có một mức lương cao hơn so với những người EQ thấp hoặc không có EQ. Đừng ngạc nhiên, bởi vì chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu vấn đề ngay sau đây.

Nhìn nhận tầm quan trọng của EQ thông qua những nghiên cứu điển hình

Chúng ta đều biết rằng EQ (Emotional Quotient/ Emotional Intelligence) hay còn được biết đến với tên gọi “trí tuệ cảm xúc” là một năng lực quan trọng của tất cả mọi người, kể cả người làm lãnh đạo hay nhân viên. Nhưng tại sao EQ lại đặc biệt quan trọng đối với người lãnh đạo, giúp họ dễ dàng thành công hơn so với một người không có EQ?

Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò qua trọng đối với sự thành công của một người, đặc biệt là người lãnh đạo

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc thậm chí còn được đánh giá cao hơn so với IQ và kinh nghiệm của một người.

  • Nghiên cứu của Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo (CCL) – một tổ chức uy tín ở Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút trong việc điều hành của các lãnh đạo có liên quan đến trí tuệ cảm xúc, mà cụ thể đó là mối quan hệ kém giữa lãnh đạo với nhân viên.
  • Egon Zehnder – công ty tìm kiếm nhân tài và tư vấn quản lý, điều hành lớn thứ 3 trên toàn cầu cũng đã thực hiện một cuộc phân tích trên 515 giám đốc điều hành cấp cao và phát hiện ra rằng: những người thiêng về trí tuệ cảm xúc có nhiều khả năng thành công hơn so với những người có IQ cao hay nhiều kinh nghiệm làm việc.
  • Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Viện Công nghệ Carnegie cũng cho thấy kết quả tương tự, khi trong 85% thành công tài chính của chúng ta chỉ có 15% là nhờ vào kỹ thuật, còn lại đều do tính cách, khả năng giao tiếp, đàm phán và lãnh đạo quyết định.
  • Cuối cùng, minh chứng rõ rệt nhất cho vấn đề này đó là một nghiên cứu của McClelland vào năm 1999, cho thấy rằng sau khi những người quản lý của một nhà máy sản xuất được đào tạo về trí tuệ cảm xúc, những tai nạn gây lãng phí thời gian đã giảm xuống 50% và sự bất bình đã giảm từ 15% xuống còn 3%, giúp nhà máy vượt mục tiêu năng suất đến 250.000 đô la.

Vậy trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc là khả năng xác định và điều chỉnh cảm xúc của một người, đồng thời có thể hiểu được cảm xúc của những người khác. Một người có chỉ số EQ cao nghĩa là họ có khả năng tự cân bằng giữa cảm xúc và trí tuệ, tự điều chỉnh được các hành vi của bản thân, cộng thêm năng lực đồng cảm với những những người xung quanh. Từ đó họ xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, giảm căng thẳng trong đội nhóm, xoa dịu xung đột và cải thiện sự hài lòng trong công việc của mọi người.

Người có EQ cao thường dễ được tuyển dụng hoặc thăng chức hơn, từ đó dễ thành công hơn

Hơn thế nữa, một lãnh đạo có EQ cao có nghĩa là tiềm năng để tăng năng suất, hiệu quả công việc đội nhóm cũng cao hơn, đồng thời có thể giữ chân nhân viên bằng năng lực thấu cảm của mình. Đó là lý do tại sao các nhà tuyển dụng đều tìm cách thuê hoặc tăng chức các ứng viên có chỉ số cảm xúc EQ cao, chứ không phải hoàn toàn dựa vào IQ hay kinh nghiệm của họ.
Làm thế nào để nhận biết một người có trị tuệ cảm xúc (EQ cao)? Đó là dựa vào 4 đặc điểm quan trọng sau:

Khả năng tự nhận thức

Tự nhận thức là khả năng mà một người nhận ra những cảm xúc và yếu tố kích hoạt cảm xúc bên trong bản thân mình, và hiểu được những điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến suy nghĩ và hành vi của người khác.
Một người có khả năng tự nhận thức cũng là người thông minh, vì họ biết được bản thân họ muốn gì. Từ đó hình thành những khả năng cao hơn như kìm chế, kiểm soát cảm xúc đó để đạt được điều mình mong muốn.

Khả năng tự quản lý

Từ chỗ tự nhận thức được cảm xúc của bản thân, người có EQ cao có thể điều chỉnh cảm xúc đó để tự cân bằng, giúp họ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp nhất với tình huống.
Tất cả mọi người, kể cả người có EQ cao đều trải qua tậm trạng xấu, bốc đồng và những cảm xúc tiêu cực như tức giận, căng thẳng. Những cảm xúc tiêu cực và hành vi bốc đồng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn. Đó cũng chính là lí do bạn nên học cách tự kiềm chế cảm xúc của mình.

Năng lực đồng cảm

Năng lực đồng cảm, hoặc sự giao tiếp thấu cảm là khả năng lắng nghe, kết nối với cảm xúc của người khác để hiểu được tâm trạng, quan điểm cũng như những mối quan tâm của họ. Đây là một kỹ năng quan trọng cần có của một người lãnh đạo khi đàm phán với khách hàng, với cấp trên cũng như truyền đạt cho nhân viên của mình.
Đối với khách hàng, đối tác, năng lực đồng cảm sẽ giúp bạn dự đoán được một phần nhu cầu và phản ứng của họ, tăng khả năng đáp ứng và hợp tác tốt đẹp với nhau. Còn trong đội nhóm, sự giao tiếp thấu cảm sẽ giúp bạn hiểu được nhân viên của mình, từ đó biết cách thúc đẩy, khơi gợi tiềm năng của họ, đồng thời giúp đội nhóm của mình gắn kết và làm việc hiệu quả hơn.

Năng lực quản lý mối quan hệ

Khi đã có đủ khả năng đồng cảm và tự quản lý cảm xúc của mình, không khó để bạn có thể xây dựng niềm tin cũng như các mối quan hệ tốt đẹp xung quanh mình. Một nhà quản lý có kỹ năng quản lý mối quan hệ nghĩa là họ cũng có khả năng truyền cảm hứng, hướng dẫn và phát triển các thành viên trong nhóm của họ, giúp tăng hiệu hiệu suất và năng suất của nhóm.
Nếu bạn sinh ra đã có một trí tuệ cảm xúc với EQ cao ngất ngưỡng, vậy thì xin chúc mừng bạn. Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn không có những thứ đó, bạn vẫn có thể rèn luyện và làm nên những điều tuyệt vời sau khi tham dự khóa học của chúng tôi.

Chia sẻ


has been added to your cart.
Thanh toán