Chúng Ta Ở Đâu Trong 5 Cấp Lãnh Đạo Của John C. Maxwell?
04/10/2022Chúng ta ở đâu trong 5 cấp lãnh đạo của John C. Maxwell?
Nếu bạn chưa biết, thực tế có đến 5 cấp lãnh đạo khác nhau theo như phân tích của John C.Maxwell – diễn giả và tác giả nổi tiếng của nhiều cuốn sách viết về lãnh đạo. Trong đó, ông đã mô tả từ lãnh đạo vị trí thấp nhất (cấp độ 1) cho đến những lãnh đạo có thể “tạo ra” các lãnh đạo khác ở cấp độ 5. Maxwell cũng khẳng định rằng các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay đều cần nhiều lãnh đạo cấp độ 5 hơn mới có thể phát triển tốt nhất. Đó cũng là lí do để nhiều lãnh đạo cố gắng phấn đấu lên cấp độ 5.
Lãnh đạo cấp 1 – Lãnh đạo dựa vào vị trí
Đây là cấp lãnh đạo duy nhất mà không có bất kỳ ảnh hưởng thực tế nào đối với nhân viên bởi họ chủ yếu dựa vào chức danh để hoàn thành công việc và dành phần lớn thời gian để bảo vệ vị trí của họ bằng các mối quan hệ chính trị. Maxwell mô tả vị trí này là “sự cô đơn trên đỉnh quyền lực” bởi mọi người thường có xu hướng tránh làm việc với họ hoặc thậm chí muốn thay đổi công việc. Nhân viên dưới trướng lãnh đạo cấp 1 thường không có động lực làm việc và chỉ làm cho xong việc hoặc mệnh lệnh bắt buộc phải làm, và tất nhiên, họ càng không tin tưởng hay tôn sùng cấp trên của mình như một lãnh đạo thực thụ.
Tuy nhiên, nếu bạn biết nhận thức và cố gắng, bạn hoàn toàn có thể phát triển đến các cấp độ tiếp theo từ cấp độ 1.
Lãnh đạo cấp 2 – Lãnh đạo dựa trên sự cho phép
Ở cấp độ này, các lãnh đạo đã bắt đầu nhận ra rằng việc xây dựng các mối quan hệ là rất quan trọng để giúp các thành viên trong đội nhóm nỗ lực và gắn kết với nhau. Nhân viên đã có sự tin tưởng đối với lãnh đạo cấp độ 2, và họ bắt đầu tin tưởng theo quan điểm, tầm nhìn của lãnh đạo. Các mối quan hệ cá nhân tốt sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên phát triển, đồng thời có thể tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau.
Phương pháp đơn giản nhất để phát triển thành lãnh đạo cấp độ 2 đó là sự quan tâm, đồng cảm. Mỗi con người đều sẽ có những mối quan tâm và quan hệ khác nhau ngoài công việc, quan tâm và thấu hiểu họ chính là cách để giúp họ nỗ lực và cống hiến hơn cho công ty.
Lãnh đạo cấp độ 2 có thể tạo ra môi trường làm việc đồng thuận, gắn kết giữa mọi người
Tuy nhiên, nhược điểm của cấp độ này đó là chỉ mới tạo ra được môi trường làm việc tốt, nhân viên đồng thuận tin tưởng lẫn nhau, còn kết quả công việc lại là một vấn đề khác. Đó là lí do tại sao mọi nhà lãnh đạo cần phát triển lên cấp độ 3
Lãnh đạo cấp 3 – Lãnh đạo dựa trên kết quả
Khác với lãnh đạo ở cấp độ 2, lãnh đạo cấp độ 3 là những người đã đạt được thành tựu trong công việc và đó là những kết quả có thể đo lường được. Điều này có nghĩa là sau khi đã tạo được mối quan hệ gắn kết, hòa thuận và cống hiến của nhân viên, lãnh đạo cấp độ 3 cần hiện thực hóa tầm nhìn của mình bằng cách khai thác và hướng dẫn nhân viên làm việc đạt kết quả tốt. Lãnh đạo cấp 3 cần xác định tầm nhìn của mình, giải thích tại sao tầm nhìn đó quan trọng đối với tổ chức, và phải đưa ra được phương hướng, hành động cụ thể để tiến tới thực hiện tầm nhìn đó.
Cụ thể theo Maxwell, để có thể đạt được kết quả, người lãnh đạo phải có khả năng thiết lập các ưu tiên và giúp các thành viên trong nhóm lựa chọn các nhiệm vụ quan trọng nhất như sau:
- 80% thời gian dành cho các nhiệm vụ thuộc về thế mạnh.
- 5% thời gian dành cho các nhiệm vụ thuộc về những kỹ năng đang học hỏi.
- 5% cho những công việc nằm ngoài thế mạnh.
- Và 0% cho những nhiệm vụ thuộc về điểm yếu.
Lãnh đạo cấp 3 là người được yêu mến và dẫn dắt đội nhóm đạt được những kết quả tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của cấp độ này đó là nhân viên sẽ phụ thuộc và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ người lãnh đạo, khiến hiệu quả công việc giảm sút và thậm chí đội nhóm tan rã nếu người lãnh đạo rời nhóm. May mắn thay, mọi nhà lãnh đạo cấp độ 3 đều có thể phát triển thành nhà lãnh đạo ở cấp độ 4.
Lãnh đạo cấp 4 – Lãnh đạo dựa vào sự phát triển con người
Nếu bạn muốn có một nơi thú vị để làm việc, hãy phát triển lên cấp độ 2. Nếu bạn muốn hoạt động như một tổ chức, hãy phát triển lên cấp độ 3. Nhưng nếu bạn muốn phát triển với tư cách là một tổ chức, hãy đảm bảo rằng tổ chức của bạn có nhiều nhà lãnh đạo ở cấp độ 4.
Theo Maxwell, nhà lãnh đạo ở cấp độ 4 nên dành khoảng 80% thời gian của mình để huấn luyện đồng nghiệp và 20% để tự mình hoàn thành công việc. Có nghĩa là bạn nên học cách huấn luyện và giao việc cho nhân viên của mình, thay vì tự mình làm hầu hết các công việc như lãnh đạo cấp 3. Đương nhiên bạn phải đảm bảo rằng nhân viên của mình có thể thực hiện được 80% hiệu suất của bạn ở một nhiệm vụ tương tự.
Lãnh đạo cấp độ 4 dành nhiều thời gian để phát triển các cá nhân đầy tiềm năng
Lãnh đạo cấp độ 4 còn thiếu một bước cuối cùng để trở thành đỉnh cao của các lãnh đạo, đó là họ chưa thể đào tạo mọi người trở thành thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Do đó, ở cấp độ 4, các nhà lãnh đạo thường chỉ tập trung vào việc phát triển năng lực của những người có tiềm năng cao nhất. Thách thức lớn nhất của những nhà lãnh đạo cấp độ 4 là đặt sự phát triển cá nhân của người khác lên trên sự phát triển của chính mình.
Lãnh đạo cấp 5 – Lãnh đạo dựa trên sự tôn trọng
Đây là cấp độ cuối cùng và cũng là đỉnh cao của các nhà lãnh đạo, đó là sự tôn trọng. Những nhà lãnh đạo ở cấp độ này không chỉ tạo ra những kết quả tốt mà còn giúp tổ chức xây dựng những giá trị tốt đẹp nhất. Do đó họ thường được tôn trọng và sùng bái như một huyền thoại, hoặc một biểu tượng của tổ chức, mà danh tiếng và công lao của họ vẫn còn được lưu lại rất lâu kể cả sau khi họ đã rời tổ chức.
Đây thực sự là những nhà lãnh đạo đặt lợi ích của tổ chức và sự phát triển của người khác lên trên quyền lợi của bản thân, khi họ dành phần lớn thời gian và công sức để đào tạo ra thế hệ lãnh đạo mới – những người có đủ năng lực và trình độ để kế tục và phát triển tổ chức.
Sứ mệnh phát triển các nhà lãnh đạo của Happy Leaders
Năm cấp độ lãnh đạo của Maxwell chính là sự mô tả rõ ràng nhất con đường phát triển cá nhân mà mọi nhà lãnh đạo đều trải qua, từ việc học cách cải thiện mối quan hệ cá nhân và các kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo, cho đến việc huấn luyện và giúp đỡ nhiều người khác cùng phát triển. Nhận ra vai trò quan trọng của các lãnh đạo trong sự phát triển lâu dài của các tổ chức cũng như việc bồi dưỡng, đào tạo thế hệ lãnh đạo đầy đủ tài – trí – lực trong tương lai, Happy Leaders đã xây dựng chương trình “Effective Leader” với mong muốn:
- Thay đổi tư duy và mong muốn hành động khác đi, cải tiến hơn so với cấp độ lãnh đạo hiện tại của bản thân.
- Trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả và biết đồng cảm, giúp đội nhóm phát huy năng lực đối đa.
- Tự tìm ra giải pháp cho bản thân và cân bằng cuộc sống.
Nếu bạn không muốn cứ mãi an phận ở một cấp độ? Nếu bạn mong muốn phát triển bản thân thành các cấp độ lãnh đạo có giá trị hơn cho tổ chức?
Tham gia ngay khóa học “Effective Leader – Trở thành nhà lãnh đạo hoàn hảo”